Thêm một gánh nặng sau Thông tư 29 về Giáo dục: Đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm… phải đóng BHXH

Bạn đọc Hương Anh (Nam Định) hỏi: “Đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm có phải đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) hay không?”

Đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm phải đóng BHXHBộ GDĐT ban hành Thông tư 29 nhằm quản lý tốt hơn các hoạt động dạy thêm, học thêm. Ảnh: Trang Hà
Công ty Luật TNHH Youme trả lời: Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: “Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động”.

Như vậy, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, hộ kinh doanh có sử dụng lao động theo hợp đồng từ 1 tháng trở lên thì vẫn phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.

Căn cứ Quyết định 595 năm 2017 của Bảo hiểm xã hội (được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Quyết định 505 năm 2020) quy định, hộ kinh doanh dạy thêm đóng bảo hiểm xã hội có thể lựa chọn phương thức đóng là 3 hoặc 6 tháng một lần với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, hộ kinh doanh phải chuyển đủ tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Cơ quan bảo hiểm xã hội phối hợp với cơ quan lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị.

Lưu ý: Khoản 1 Điều 42 Quyết định 595 của Bảo hiểm xã hội quy định quản lý đối tượng đóng bảo hiểm xã hội như sau: Người lao động đồng thời có từ 2 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên; đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động.

Như vậy, giáo viên nếu đồng thời có từ 2 hợp đồng lao động trở lên thì đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên (thông thường là ở trường học dạy chính).

Đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng có mức tiền lương cao nhất.

Đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo cả 2 hợp đồng.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinttxh.com - © 2025 News