Hoài Linh bóc p:hố:t mẹ Bắp và Phạm Thoại, nói về con số 17 tỷ quyên góp

Mới đây, tài khoản TikTok của nghệ sĩ Hoài Linh đã bất ngờ đăng tải lại một video liên quan đến ồn ào từ thiện của Mẹ Bắp và Phạm Thoại, gây sự chú ý mạnh mẽ từ cộng đồng mạng. Video này đã được chia sẻ rộng rãi và thu hút nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là khi Hoài Linh nhắc đến những vấn đề liên quan đến việc làm từ thiện và sự minh bạch trong công tác này.

Trong video, Hoài Linh bày tỏ quan điểm về các ồn ào xung quanh việc làm từ thiện của Mẹ Bắp và Phạm Thoại, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các hoạt động từ thiện một cách trung thực, minh bạch để đảm bảo niềm tin của công chúng. Hành động này của Hoài Linh nhanh chóng trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người hâm mộ và dư luận.

 

Phạm Thoại từng chia sẻ được hưởng 10% hoa hồng từ các phiên livestream. Ảnh: @norinpham.

Trước những ồn ào xung quanh câu chuyện đứng ra kêu gọi tiền từ thiện hỗ trợ một bệnh nhi ung thư máu, TikToker Phạm Thoại quyết định hủy phiên mega livestream dự kiến tổ chức vào cuối tháng 2.

“Mình không muốn bất kỳ ai hiểu lầm rằng drama (chuyện lùm xùm – PV) này là chiêu trò để kéo view cho phiên mega livestream. Vì vậy, mình quyết định hủy buổi mega live”, Phạm Thoại chia sẻ, đồng thời đăng ảnh chụp màn hình tin nhắn thông báo, xin lỗi các nhãn hàng dự kiến cùng hợp tác.

Trên TikTok, Phạm Thoại được xem là tên tuổi lớn trong lĩnh vực livestream bán hàng. Ước tính, TikToker này có thể mất số tiền hoa hồng lên tới hàng tỷ đồng sau khi hủy bỏ phiên live kể trên.

Các phiên live giúp Phạm Thoại kiếm bao nhiêu tiền?

Với 6,2 triệu người theo dõi, mỗi phiên livestream bán hàng của Phạm Thoại đều thu hút hàng trăm nghìn lượt xem cùng một thời điểm. Dù phong cách bán hàng có phần “khác người”, doanh số của TikToker sinh năm 1996 lại tương đối ấn tượng và luôn nằm trong nhóm dẫn đầu thị trường hiện nay.

Đầu năm 2023, trong một phiên livestream kéo dài 12 giờ, ekip của Phạm Thoại đã lập kỷ lục với 3 triệu lượt xem, 22 triệu lượt yêu thích và gần 50.000 đơn hàng.

Một năm sau, tại sự kiện ngày đôi 4/4, Phạm Thoại tiếp tục phá vỡ kỷ lục của bản thân khi chứng kiến doanh thu livestream bán hàng trên TikTok vượt 58 tỷ đồng (khoảng 2 triệu USD).

TikToker tiết lộ đã bán khoảng 2.000 mã sản phẩm khác nhau trong phiên livestream kể trên. Để đạt được con số này, Phạm Thoại đã phải phát sóng liên tục trong 36 tiếng và chỉ dành một chút thời gian để nghỉ ngơi.

Dịp Lễ độc thân năm ngoái (ngày 11/11), Phạm Thoại cũng được TikTok Shop “ưu ái” lựa chọn làm gương mặt dẫn dắt phiên livestream kéo dài 14 tiếng liên tục trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Tổng cộng, đã có 200.000 đơn hàng được đặt mua, chủ yếu là mặt hàng mỹ phẩm, phục vụ đời sống như nước tẩy trang, bảng kẻ mắt và nước giặt.

Phạm Thoại được TikTok lựa chọn dẫn phiên livestream bán hàng tổ chức trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) vào Lễ độc thân 11/11/2024. Ảnh: TikTok.

pham thoai tu thien, pham thoai livestream anh 1

 

pham thoai tu thien, pham thoai livestream anh 1

Phạm Thoại được TikTok lựa chọn dẫn phiên livestream bán hàng tổ chức trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) vào Lễ độc thân 11/11/2024. Ảnh: TikTok.

Phiên livestream này thu hút gần 55.000 lượt khán giả tham dự trực tiếp và 5,5 triệu lượt xem trực tuyến, có thời điểm ghi nhận 52.500 người xem cùng lúc.

Riêng khung giờ diễn ra chương trình ca nhạc trong khuôn khổ buổi phát sóng đã thu hút 20.000 người tham dự tại địa điểm tổ chức.

Về lợi nhuận, Phạm Thoại từng thẳng thắn chia sẻ hoa hồng cho các phiên live thường là 10%, tức trong phiên livestream 58 tỷ đồng, TikToker này đã bỏ túi 5,8 tỷ đồng.

Ở mỗi phiên mega live, Phạm Thoại đều hợp tác với hàng chục nhãn hàng, nhà cung cấp khác nhau. Các đối tác cũng tương đối đa dạng, từ những thương hiệu lớn như (P&G, La Roche-Posay…), các doanh nghiệp sản xuất trong nước cho đến hộ kinh doanh, nhà phân phối quy mô nhỏ.

Để lôi kéo người xem cũng như gia tăng mức độ tương tác, Phạm Thoại thường mạnh tay chi tiền hoặc kết hợp với nhãn hàng tặng quà cho khách hàng.

Điển hình như trong mega live ngày 26/12/2024, TikToker tuyên bố tặng 100 điện thoại iPhone 16, 10 MacBook, 20 chỉ vàng, 20 tai nghe Airpods 2, 20 đồng hồ Xiaomi cùng hàng trăm hộp đồ chơi Baby Three cho khách hàng tương tác và mua hàng.

Hay như trong phiên phát sóng bị hủy mới đây, người mua hàng cũng được hứa hẹn trúng thưởng iPhone với số lượng có hạn cùng hàng nghìn phần quà khác. Tổng giá trị quà tặng được quảng cáo lên đến 1 tỷ đồng.

Phạm Thoại đang ở đâu?

Dù rất “bạo chi” để làm truyền thông, Phạm Thoại chưa phải KOL dẫn đầu doanh số bán hàng trực tuyến. Doanh số bán hàng của Phạm Thoại thường chỉ nằm trong top 5 thị trường hiện nay.

Mặt khác, “chiến thần” Võ Hà Linh mới là TikToker có doanh số “khủng” nhất hiện nay. Võ Hà Linh chưa bao giờ công bố cụ thể kết quả phiên livestream, song một số nguồn tin tiết lộ doanh số của TikToker này từng lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Trái ngược với hầu hết KOL/KOC, Võ Hà Linh không cần kéo dài thời gian phát sóng trực tiếp để “đẩy” số. Mỗi phiên livestream của cô thường thu hút hàng trăm nghìn lượt xem.

Theo thống kê nền tảng nghiên cứu Stickler và Veena Media, Võ Hà Linh luôn dẫn đầu vào mỗi sự kiện livestream.

Điển hình như tại sự kiện Lễ độc thân năm ngoái, phiên livestream của Hà Linh ghi nhận tổng cộng hơn 7,7 triệu lượt xem, có thời điểm vượt 500.000 lượt xem cùng lúc. KOL này cũng tiết lộ đã có gần 1,4 triệu đơn hàng được đặt qua phiên livestream.

Võ Hà Linh đang là KOL livestream bán hàng hàng đầu tại Việt Nam. Ảnh: Liên Phạm.

pham thoai tu thien, pham thoai livestream anh 2

 

pham thoai tu thien, pham thoai livestream anh 2

Võ Hà Linh đang là KOL livestream bán hàng hàng đầu tại Việt Nam. Ảnh: Liên Phạm.

Trước đó, tại ngày đôi 10/10/2024, kênh TikTok có 5,5 triệu lượt theo dõi của Võ Hà Linh thu hút 3,7 triệu lượt xem, 435.227 người xem duy nhất dù chỉ diễn ra trong chưa đầy 1,5 tiếng.

Tại sự kiện ngày đôi 9/9 cùng năm, kênh TikTok này ghi nhận tổng cộng 8,1 triệu lượt xem với hơn 1,8 triệu người xem duy nhất sau 2,5 tiếng livestream.

Xếp sau Võ Hà Linh là gia đình Quyền Leo Daily (cặp vợ chồng Lã Quốc Quyền và Nguyễn Lan Anh). Năm ngoái, gia đình này từng khiến cả thị trường dậy sóng khi trực tiếp tiết lộ doanh số bán hàng lên tới hàng chục tỷ đồng.

Chẳng hạn như tại ngày đôi 3/3/2024, phiên livestream kéo dài hơn 12 tiếng của kênh Quyền Leo Daily đã đạt doanh số 75 tỷ đồng.

Sau phiên livestream này, cặp đôi tiếp tục đặt mục tiêu 100 tỷ đồng cho mega live ngày 5/5 cùng năm. Đáng chú ý, cặp đôi TikToker còn thuê hẳn du thuyền 500 tỷ đồng và tổ chức minigame tặng điện thoại nhằm quảng bá cho phiên phát sóng.

Sau 17 tiếng, kéo dài hơn 3 tiếng so với dự tính ban đầu, Quyền Leo Daily mới đạt được con số như mong muốn.

Đến ngày đôi 6/6/2024, Quyền Leo Daily tiếp tục nâng mục tiêu lên 150 tỷ đồng. Để thu hút người xem, cặp đôi thậm chí tuyên bố tặng 1 ôtô cùng 100 máy tính bảng cho người xem may mắn.

Nhưng sau 40 tiếng livestream, doanh số cuối cùng của Quyền Leo Daily chỉ đạt 80 tỷ đồng.

Từ thiện trực tuyến ngày càng phổ biến, nhưng khi lòng trắc ẩn đi kèm trách nhiệm giải trình, có thể trở thành công cụ tạo áp lực và làm mờ ý nghĩa thực sự của sự cho đi.

Trong thời đại kỹ thuật số, từ thiện trực tuyến trở thành xu hướng phổ biến, kết nối cộng đồng qua những cú nhấp chuột. Tuy nhiên, vụ việc gần đây liên quan đến một TikToker kêu gọi hàng chục tỷ đồng để giúp một em bé chữa bệnh, sau đó bị đòi sao kê chi tiết, đã đặt ra những câu hỏi quan trọng về trách nhiệm giải trình, quyền lực của công chúng và ý nghĩa thực sự của lòng trắc ẩn.

Trách nhiệm giải trình: Nghĩa vụ hay công cụ kiểm soát?

Trách nhiệm giải trình (accountability) là nguyên tắc quan trọng trong mọi hoạt động liên quan đến nguồn lực cộng đồng.

Theo nghiên cứu Public Accountability: A Framework for the Analysis and Assessment of Accountability Arrangements năm 2007 (nghiên cứu về khái niệm trách nhiệm giải trình trong các tổ chức công và tư) của giáo sư Khoa học – Xã hội Mark A.P. Bovens, trách nhiệm này có ba yếu tố: người kêu gọi phải báo cáo về việc sử dụng tiền từ thiện; công chúng có quyền giám sát và đánh giá; nếu không minh bạch, người kêu gọi có thể đối mặt với hậu quả. Đây là cách đảm bảo sự minh bạch và duy trì niềm tin xã hội.

Tuy nhiên, khi trách nhiệm giải trình áp lên một cá nhân không có cơ chế quản lý chuyên nghiệp, nó có thể trở thành gánh nặng quá lớn.

Trách nhiệm giải trình là nguyên tắc quan trọng trong mọi hoạt động liên quan đến nguồn lực cộng đồng. Ảnh minh họa: Dame Magazine.

Theo nghiên cứu Making Sense of Accountability: Conceptual Perspectives for Northern and Southern Nonprofits năm 2003 (nghiên cứu về trách nhiệm giải trình trong các tổ chức phi chính phủ) của giáo sư về Quản lý và Tổ chức Alnoor Ebrahim, ngay cả các tổ chức từ thiện lớn cũng gặp khó khăn trong việc cung cấp sao kê chi tiết. Với các cá nhân tự phát động kêu gọi, yêu cầu minh bạch tuyệt đối có thể khiến họ rơi vào tình huống khó xử, vô tình làm dấy lên sự hoài nghi và mất niềm tin.

Từ thiện lý tưởng là hành động xuất phát từ lòng trắc ẩn, nhưng trong thực tế, nó cũng có thể trở thành một cơ chế quyền lực.

Nhà sử học và lý luận xã hội người Pháp Michel Foucault chỉ ra rằng ngay cả những hành động vị tha cũng mang yếu tố kiểm soát. Nếu từ thiện bị ràng buộc bởi trách nhiệm giải trình quá mức, nó có thể làm mất đi bản chất nhân đạo; nhưng nếu không có minh bạch, nguy cơ bị lợi dụng cũng rất cao.

Luật pháp Việt Nam, như Nghị định 93/2021/NĐ-CP, yêu cầu rõ ràng về việc minh bạch tài chính trong hoạt động từ thiện, nhưng sự kỳ vọng của công chúng đôi khi còn vượt xa yêu cầu pháp lý.

“Người nghèo xứng đáng”

Yêu cầu sao kê không chỉ là kiểm tra tài chính mà đôi khi còn trở thành công cụ phán xét nhân phẩm của người nhận hỗ trợ. Hiện tượng này phản ánh khái niệm “người nghèo xứng đáng” (deserving poor), xuất hiện từ thời Trung cổ ở châu Âu. Theo đó, những người không thể tự thoát khỏi khó khăn do yếu tố khách quan (bệnh tật, khuyết tật) sẽ được xem là “xứng đáng” nhận hỗ trợ, trong khi những người có thể bị quy chụp là do lối sống kém cỏi thì không.

Ngày nay, khái niệm này tiếp tục tồn tại trong từ thiện trực tuyến qua cơ chế truyền thông. Các chiến dịch kêu gọi quyên góp thường tập trung vào những câu chuyện cảm động, tạo ra hình mẫu “người nghèo xứng đáng” nhằm thu hút sự đồng cảm.

Các nền tảng mạng xã hội, với thuật toán ưu tiên nội dung có tính tương tác cao, thúc đẩy xu hướng này bằng cách lan truyền những câu chuyện có sức lay động mạnh nhất. Điều này dẫn đến một hệ quả tiêu cực: chỉ những hoàn cảnh “đáp ứng kỳ vọng” mới được giúp đỡ, còn những trường hợp phức tạp hơn lại bị bỏ quên.

Người thụ hưởng có thể bị buộc phải phô bày hoàn cảnh khó khăn để đáp ứng kỳ vọng từ cộng đồng và nhà hảo tâm. Ảnh minh họa: safana sw.

Trong cuốn sách Media Representation and the Global Imagination năm 2012 (tạm dịch: Truyền thông, Sự Tái Hiện và Trí Tưởng Tượng Toàn Cầu), giáo sư Truyền thông Shani Orgad đã chỉ ra rằng truyền thông không chỉ phản ánh thực tế, mà còn tạo ra những hình ảnh thương mại hóa cảm xúc, nơi giá trị của người nghèo được đo bằng khả năng họ khơi dậy lòng trắc ẩn của công chúng.

Những người có câu chuyện ít “đặc sắc” hoặc gây tranh cãi dễ bị công chúng quay lưng. Điều này cho thấy lòng trắc ẩn đang bị chi phối bởi các yếu tố truyền thông thay vì nhu cầu thực sự của người thụ hưởng.

Cái giá của màn trình diễn

Vấn đề không chỉ nằm ở việc ai xứng đáng được giúp đỡ, mà còn ở cách công chúng giám sát người nhận hỗ trợ. Khái niệm “bạo lực biểu tượng” (symbolic violence) của nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu chỉ ra rằng có những hình thức kiểm soát vô hình được xã hội áp đặt mà chính người trong cuộc cũng chấp nhận một cách vô thức. Trong bối cảnh từ thiện trực tuyến, người thụ hưởng có thể bị buộc phải “trình diễn sự xứng đáng” để nhận được hỗ trợ.

Truyền thông kỹ thuật số làm gia tăng áp lực này khi tạo ra không gian để công chúng giám sát trực tiếp. Một số trường hợp, người nhận từ thiện không chỉ phải minh bạch tài chính mà còn phải công khai lối sống, chứng minh rằng họ sử dụng số tiền đúng mục đích và không “trục lợi” từ lòng tốt của cộng đồng.

Khi bị nghi ngờ, họ có thể bị đưa ra “phiên tòa đạo đức trực tuyến”, nơi mà bất kỳ ai cũng có thể tham gia phán xét.

Hệ quả của xu hướng này là sự xói mòn của lòng trắc ẩn. Khi công chúng liên tục tiếp nhận những câu chuyện thương tâm, theo thời gian, họ có thể trở nên hoài nghi hơn, dẫn đến hiện tượng “sự mệt mỏi của lòng trắc ẩn” (compassion fatigue) như học giả về Truyền thông – Báo chí Susan D. Moeller mô tả trong cuốn sách Compassion Fatigue: How the Media Sell Disease, Famine, War, and Death (tạm dịch: Sự mệt mỏi của lòng trắc ẩn: Truyền thông bán bệnh tật, nạn đói, chiến tranh và cái chết như thế nào).

Khi đó, chỉ những hoàn cảnh có thể gây xúc động mạnh hơn mới thu hút được sự chú ý, vô tình tạo ra một vòng lặp trong đó người nghèo phải liên tục “trình diễn” để nhận hỗ trợ.

Vụ việc gây tranh cãi gần đây là lời nhắc nhở về sự giao thoa giữa từ thiện, quyền lực truyền thông và áp lực xã hội. Để từ thiện trực tuyến thực sự mang lại giá trị nhân văn, cần có một số thay đổi:

· Đối với cá nhân kêu gọi từ thiện: Cần nâng cao kỹ năng quản lý tài chính, minh bạch rõ ràng từ đầu, và có trách nhiệm giải trình phù hợp để duy trì niềm tin công chúng.

· Đối với công chúng: Cần có cái nhìn khách quan hơn về từ thiện, tránh áp đặt tiêu chuẩn “người nghèo xứng đáng” và không biến việc sao kê thành công cụ phán xét đạo đức.

· Đối với truyền thông và mạng xã hội: Cần có những quy chuẩn rõ ràng để bảo vệ quyền riêng tư của người thụ hưởng, tránh việc họ bị đưa lên làm công cụ giải trí hoặc trở thành mục tiêu của dư luận.

Từ thiện không nên là một “màn trình diễn” mà cần trở lại với ý nghĩa ban đầu: một hành động xuất phát từ lòng trắc ẩn và sự tôn trọng. Khi lòng tốt không đi kèm với áp lực phán xét, nó mới thực sự có giá trị bền vững.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinttxh.com - © 2025 News