10 ngôi làng đ/ộc l/ạ nhất Việt Nam: Nơi nghe tên “ng///ượng đỏ mặt”, nơi biệt thự rải khắp có giá đất đ/ắt ngang phố cổ Hà Nội

Đây là những ngôi làng ở Việt Nam với những nét đặc trưng riêng về văn hóa, con người khiến nhiều người tò mò, thích thú mỗi khi nhắc tới.

Ấp Phước Khánh (xã Phước Hưng, huyện An Phú, An Giang) khiến không ít người phải ngạc nhiên với tên gọi “ấp sinh đôi”.

Với đoạn đường chừng 700m thuộc ấp Phước Khánh có tới 17 cặp sinh đôi. Đa phần các cặp sinh đôi đều do mang thai tự nhiên và cùng giới tính. Nhiều gia đình ở đây xem đó là may mắn.

Làng Đa Chất (xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên) là làng duy nhất tại Việt Nam hiện nay người dân giao tiếp bằng “tiếng lóng”, có ý kiến cho rằng đây có thể là ngôn ngữ từ thời Văn Lang – Âu Lạc còn sót lại.

Người lạ vào làng nếu như không có người phiên dịch sẽ không ai hiểu được họ đang nói gì. Ví dụ “Có nhát nóng ngoại về tõi rực?”, nghĩa là “Cháu ở cơ quan nào về đây?”.

Làng Trinh Tiết thuộc xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là ngôi làng có cái tên gọi kỳ lạ nhất Việt Nam. Tên gọi đặc biệt của ngôi làng này khiến nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, phải đỏ mặt mỗi khi nghe thấy.

Theo các cụ cao niên, làng Tri//nh T//iết nổi tiếng với nhiều cô gái xinh đẹp, nết na, đảm đang và có truyền thống thờ chồng nuôi con.

“Ngôi làng phụ nữ” Chăm Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang khiến ai cùng tò mò vì đi đâu cũng bắt gặp cảnh phụ nữ đội đầu bằng khăn Mat’ra, đàn ông mặc xà rông.

Với phụ nữ Chăm An Giang, khăn mat’ra không đơn thuần là trang phục, nó còn là nét duyên dáng, thể hiện sự nhẹ nhàng, e ấp.

Làng Ninh Hiệp (xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội) có giá đất đắt ngang phố cổ Hà Nội. Người dân ở đây chỉ buôn bán vải mà thành tỷ phú.

Đi về làng Ninh Hiệp, khu viền phía ngoài là dãy những ngôi nhà khang trang được xây theo phong cách châu Âu giống hệt nhau như ở các khu đô thị mới.

Hoàng Xá (thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội) là ngôi làng cổ với nhiều nét văn hóa độc đáo. Gia chủ muốn mời khách ăn cỗ cưới, phải đến đủ 3 lần. Nếu không, thực khách sẽ không đến.

Cụ giáo Đặng Đình Thiêm – “người chép sử” của làng Hoàng Xá cho biết ở đây còn có tục đêm tân hôn mẹ chồng ngủ với con dâu với ý nghĩa để truyền dạy nếp nhà.

Làng Gành Cả (ở Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) được mệnh danh là “làng chài cổ vật” độc nhất vô nhị ở miền Trung với rất nhiều cổ vật được người dân sưu tầm, gìn giữ.

Ở làng có khoảng 300 hộ dân, trong đó quá hơn 150 hộ sưu tầm trưng bày cổ vật như chén, đĩa, ly, bình…

Làng Đông Ngạc ở phường Đông Ngạc, quận Từ Liêm (Hà Nội) còn có tên gọi khác là làng Tiến Sĩ, bởi vì trong làng có rất nhiều tiến sĩ Hán Học và Tây Học vang danh cả một vùng Thủ phủ.

Hiện nay, ở Đông Ngạc nhiều ngôi nhà cổ có tuổi đời hơn 100 năm, những bức tường phủ đầy rêu phong của ngôi làng Tiến sĩ nức tiếng một thời.

Làng Phú Hải, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có tuổi đời hơn 500 năm tuổi có “mật ngữ” kỳ lạ, lưu truyền nhiều thế hệ.

Người dân dùng “tiếng lóng”, có nghĩa là cách nói mẹo, đánh tráo chữ, dựa trên ý nghĩa của ngôn ngữ Hán, Nôm. Từ ý nghĩa và cách phát âm của những ngôn ngữ này mà tổ tiên làng Phú Hải đã sáng tạo ra cách nói của riêng mình.

Làng nổi cá bè Châu Đốc nằm tại ngã ba sông Châu Đốc với hơn 160 bè nuôi cá được sơn màu sắc rực rỡ tạo nên khung cảnh sinh động.

Bè, vèo ở đây được sơn phủ 6 màu sắc gồm: đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím. Mỗi nhà bè nuôi cá được sơn một màu, lần lượt theo thứ tự.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinttxh.com - © 2025 News